THÔNG CÁO BÁO CHÍ – ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM THÀNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2022 – 2024”

Do Digital Team 16/06/2022

Đất nước Việt Nam mang trên mình những dòng chảy đặc sắc giá trị lịch sử dân tộc hàng nghìn năm, trong đó Văn hóa Ẩm thực đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của con người! Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu ẩm thực Quốc tế sau một thời gian trải nghiệm đều có một nhận xét rất tích cực về tiềm năng phát triển của ẩm thực Việt Nam.

Với một kho tàng trầm tích trên 3.000 món ăn theo khẳng định của nhiều nhà nghiên cứu uy tín, đã từ lâu vẫn còn chờ được làm tròn vai trò câu “dĩ thực vi tiên” để đồng hành với cuộc sống không những với con người Việt Nam mà còn với cư dân trên toàn Thế giới. Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam ra đời (Quyết định số 1992/QĐ-BNV, ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nội Vụ) với vai trò và sứ mệnh truy tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển góp phần thiết thực nâng tầm nền Văn hóa Ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới một cách bền vững xứng tầm với kỳ vọng của “Quốc gia Dân tộc”.

Trong kế hoạch thực hiện hành trình sứ mệnh ấy. Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”. Đề án nhận được sự chung tay đồng hành và Tài trợ chính của Công ty CP Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan & đồng tài trợ của Hãng hàng không Vietravel Airlines. Với định hướng, tầm nhìn và thực hiện khoa học, thực dụng hiệu quả. BTC đề án tin chắc đây là một sự khởi động tiên phong vững chắc mang lại niềm tin cho cộng đồng sẽ tập hợp thu hút mọi ngành mọi người mọi giới chung tay vì một nền Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thân yêu của tất cả chúng ta!

Sự cần thiết của đề án:

Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một kho tàng di sản vô giá của Việt Nam, việc khảo sát,

phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam dựa vào nông lâm, ngư nghiệp hiện nay còn đang phát triển riêng lẻ,

chưa có sự kết nối, việc đưa văn hóa vào ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia sẽ là chất xúc tác liên kết các chuỗi cung ứng, sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp (VCCA đã hợp tác với Chương trình OCOP của Bộ Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương)

Thương hiệu quốc gia về Văn hóa Ẩm thực gắn với thương hiệu điểm đến về du lịch, góp

phần phát triển kinh tế du lịch, thu hút khách quốc tế cũng như nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.  

Mục đích đề án: mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính

  1. Khoa học dinh dưỡng: đối tượng là người dân, người tiêu dùng, người sử dụng các món ẩm thực. Nâng cao trình độ dân trí và hiểu biết về văn hóa, lịch sử, khoa học dinh dưỡng.

Cung cấp nền tảng thông tin thực tế về nguồn gốc nguyên liệu, cách chế biến kết hợp các nguyên vật liệu và gia vị của những món ăn đặc sắc các vùng miền, phát huy những giá trị về dinh dưỡng của các món Ẩm Thực, phổ biến cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp kinh doanh, và trao truyền lại cho thế hệ sau.

  • Kinh tế Ẩm thực: mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và tỉnh thành; nhà sản xuất tham gia trong ngành cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, chế biến ẩm thực, phát triển du lịch của địa phương

Tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu trong ngành ẩm thực, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực.

 Từ cơ sở dữ liệu thu thập nghiên cứu được, Hiệp hội văn hóa Ẩm thực Việt Nam sẽ sang lọc bộ ẩm thực có khả năng đóng gói thành mô hình KHỞI NGHIỆP ẨM THỰC cho các hội viên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiếp cận mô hình khởi nghiệp

  • Văn hóa Ẩm thực: đối tượng là địa phương, vùng miền, quốc gia

Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các món ăn đặc sắc theo vùng miền của Việt Nam đến người dân trong nước và cộng đồng quốc tế, góp phần quảng bá du lịch qua văn hóa ẩm thực vùng miền, với các tiêu chí cốt lõi: mang tính văn hóa di sản vùng miền, Ngon, Lành, Đặc sắc. Phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển văn hóa ẩm thực đến với du khách trong và ngoài nước.

Tính thuyết phục của đề án:

  • Sự đồng thuận của địa phương, các Bộ ban ngành trong việc phát hiện, giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực địa phương, nâng cao sức hút của thương hiệu điểm đến, tạo tính chính danh của ẨM THỰC ĐẶC SẮC VIỆT NAM
  • Sự tham gia của các Nghệ nhân, Đầu bếp, gắn liền với các món ẩm thực, nâng cao vai trò liên kết giữa nghệ nhân, ẩm thực và điểm đến địa phương
  • Sự uy tín của Hội đồng chuyên môn và Ban tư vấn của đề án: với đóng góp của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành của công nghệ thực phẩm, chuyên gia văn hóa, lịch sử, các bộ ngành và các tỉnh thành trên cả nước.
  • Số hóa toàn bộ dữ liệu của Văn hóa Ẩm thực từng giai đoạn, tiến đến việc tiếp cận khoa học dinh dưỡng của người tiêu dùng, tạo tính ứng dụng của văn hóa ẩm thực, lưu trữ tài sản quốc gia dưới hình thức số hóa

Sản phẩm sau cùng của đề án từ năm 2022 đến năm 2024:

Giai đoạn 2022:  Đề án dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương, được công nhận bởi Hội đồng chuyên môn của Hiệp Hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (giấy chứng nhận được ký bởi Chủ tịch Hiệp Hội Văn hóa Ẩm Thực Việt Nam và Trưởng Hội đồng chuyên môn) đồng thời tham khảo đánh giá của cộng đồng qua các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội. Kết thúc giai đoạn 2022 sẽ là LIÊN HOAN 100 ĐẶC SẮC VIỆT NAM quy tụ các nghệ nhân của 63 tỉnh thành, dự kiến phối hợp tổ chức cùng với Sở Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố năng động và là nơi tụ hội của tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

Giai đoạn 2023: Thu thập dữ liệu 1000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập của dữ liệu ẩm thực Việt Nam (Việt và phái sinh, từ nguyên liệu chế biến, định chuẩn, và cách chế biến, nội dung hình thức thể hiện từ giá trị nội tại đến giá trị ngoại quan của món ẩm thực). Chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao của các vùng miền để xây dựng MÔ HÌNH KINH TẾ KHỞI NGHIỆP cùng các chuyên gia của VCCA, tạo tiền đề cho thế hệ trẻ và các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.

Tận dụng giá trị của đề án để xây dựng Thực đơn Việt Nam theo từng vùng miền hoặc các chủ đề mang tính văn hóa truyền thống, phục vụ cho công tác Ngoại giao, trao đổi văn hóa và quảng bá Du lịch vùng miền Việt Nam.

Giai đoạn 2024: Chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành Bản đồ Ẩm Thực Việt Nam, và thiết thực hơn là hướng đến xây dựng Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D và Bảo tàng Ẩm thực thưc tế phục vụ cho du khách tham quan nếu được sự quan tâm của các tỉnh thành và các nhà đầu tư trong tương lai.

Đây là tâm huyết của HHVHAT VN nhưng cũng là mong mỏi của cộng đồng dân cư Việt Nam, truyền thông, báo đài chính là cầu nối của đề án để lan tỏa cho công chúng để biến đề án, góp sức cho “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” trở nên khả thi và triển khai được như kỳ vọng

Thông tin đơn vị tổ chức : Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA)

Đơn vị thực hiện: Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA)

Nhà tài trợ chính:

Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan

Nhà tài trợ vận chuyển:

Hãng hàng không Vietravel Airlines

Đầu mối liên hệ: Ban tổ chức chương trình :

Ông Lã Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực VCCA, Trưởng BTC, SĐT: 0903811818;

Bà Huỳnh Thị Đoan Thuỳ, Giám đốc điều hành đề án, SĐT : 0988988444

Các kênh thông tin về chương trình
Website VCCA : https://vcca.vn

Fanpage VCCA :  https://www.facebook.com/vcca.vn

Xem nhiều nhất

Sorry. No data so far.