Vì sao chọn ẩm thực để xây dựng thành thương hiệu quốc gia?

Do admin 23/09/2019

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về ẩm thực. Ẩm thực Việt Nam là một giá trị văn hóa vượt trội, mang đậm bản sắc dân tộc và trường tồn qua nhiều thời kỳ. Với hàng ngàn món ăn ngon, đặc trưng khắp ba miền, nổi tiếng thế giới được ghi nhận bởi các chuyên gia, du khách và báo chí quốc tế, ẩm thực Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành thương hiệu quốc gia.

Ẩm thực Việt Nam trong dòng chảy văn hóa, lịch sử

Trong dòng chảy lịch sử có rất nhiều chuỗi giá trị văn hóa, nhưng ẩm thực có một khả năng đặc biệt, đó là chuyên chở cả quá khứ, hiện tại và tương lai và mang đậm chất thuần Việt. Người Việt có cái hay là những món ăn nước ngoài khi du nhập vào Việt Nam sẽ biến thành ẩm thực Việt Nam. Đơn cử như bánh mì Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam, trong quá trình cải biên, người dân đã biến Baguette thành loại bánh mì đặc trưng nổi tiếng trên nhiều quốc gia và được bình chọn là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Nói vậy để thấy, văn hóa ẩm thực Việt đảm bảo giá trị về mọi phương diện: chuyên chở lịch sử, đặc trưng, đồng thời pha trộn hài hòa cả nét truyền thống và hiện đại.
Ngoài ra, bản thân ẩm thực Việt Nam là giá trị văn hóa trường tồn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu với chi phí rất thấp. Ẩm thực Việt còn mang tính triết lý cao, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Bản thân cách thức chế biến của người Việt cũng rất đa dạng (chế biến nhanh, giàu dinh dưỡng, ít béo…). Từ những nguyên liệu hết sức bình thường nhưng qua bàn tay “phù phép” của các đầu bếp Việt có thể trở thành những món ăn rất ngon, đặc sắc. Cuối cùng, kiểu cách, văn hóa của người Việt khi ăn uống cũng được coi trọng. Sự tinh tế, truyền thống, nét văn hóa được thể hiện rất rõ trong cách thưởng thức ẩm thực, không phồn thực. Đây cũng là cốt cách, là cái hồn tạo nên nét riêng, nét hấp dẫn đặc biệt đối với ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam “ghi điểm” với du khách quốc tế

Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú và hấp dẫn nhiều thực khách trong nước và quốc tế. Rất nhiều món ăn ngon của Việt Nam đã được cả thế giới biết đến như phở, bún chả, bún bò Huế, bánh mì, nem rán,... Năm 2014, bánh mì Việt Nam đã tạo nên “cơn sốt” mới của ẩm thực đường phố trên toàn thế giới, bởi thế chẳng có gì bất ngờ khi nó lọt vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới theo bình chọn của Huffington Post. Cùng năm, trang National Geographic cũng đưa bún chả Hà Nội vào danh sách 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới. Năm 2015, chuyên trang CNN Travel tiếp tục đưa ra kết quả bình chọn đất nước có ẩm thực được du khách yêu thích nhất và món nem rán của Việt Nam góp mặt trong danh sách này. Phở cùng gỏi cuốn cũng được CNN xếp trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới. Cơm tấm Sài Gòn lọt vào Top 10 món ăn Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á. Đầu năm 2017, chuyên mục du lịch của tờ The Telegraph xếp Hà Nội đứng thứ 2 trong số 18 thành phố có ẩm thực hấp dẫn trên thế giới… Ngoài ra, một sự kiện nổi tiếng thu hút sự quan tâm của thế giới đó là Vua đầu bếp Mỹ 2012 Christine Hà chiến thắng với món ăn Việt Nam (cơm thịt ba chỉ, trứng ốp la đặc trưng hương vị Việt Nam).
Ẩm thực Việt Nam “ghi điểm” trong lòng du khách quốc tế nhờ tính đa dạng, đậm đà hương vị, cân bằng âm - dương, chua - cay - mặn - ngọt hài hòa..., ẩn chứa nhiều giá trị triết học sâu sắc và vẻ đẹp tinh thần dân tộc ta gìn giữ suốt hàng ngàn năm văn hiến. Tuy vậy, ẩm thực Việt Nam vẫn chưa có sự quảng bá rộng rãi, chưa khai thác được hết những tiềm năng văn hóa ẩm thực sẵn có. Thậm chí ngay chính người Việt Nam cũng chưa hiểu thấu đáo về nền ẩm thực của dân tộc mình. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến một phần rất nhỏ là món ăn, còn không gian, ứng xử trong khi ăn thể hiện văn hóa đa dạng của người Việt thì chưa được làm rõ.

Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú và hấp dẫn nhiều thực khách trong nước và quốc tế. Rất nhiều món ăn ngon của Việt Nam đã được cả thế giới biết đến như phở, bún chả, bún bò Huế, bánh mì, nem rán,... Năm 2014, bánh mì Việt Nam đã tạo nên “cơn sốt” mới của ẩm thực đường phố trên toàn thế giới, bởi thế chẳng có gì bất ngờ khi nó lọt vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới theo bình chọn của Huffington Post. Cùng năm, trang National Geographic cũng đưa bún chả Hà Nội vào danh sách 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới. Năm 2015, chuyên trang CNN Travel tiếp tục đưa ra kết quả bình chọn đất nước có ẩm thực được du khách yêu thích nhất và món nem rán của Việt Nam góp mặt trong danh sách này. Phở cùng gỏi cuốn cũng được CNN xếp trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới. Cơm tấm Sài Gòn lọt vào Top 10 món ăn Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á. Đầu năm 2017, chuyên mục du lịch của tờ The Telegraph xếp Hà Nội đứng thứ 2 trong số 18 thành phố có ẩm thực hấp dẫn trên thế giới… Ngoài ra, một sự kiện nổi tiếng thu hút sự quan tâm của thế giới đó là Vua đầu bếp Mỹ 2012 Christine Hà chiến thắng với món ăn Việt Nam (cơm thịt ba chỉ, trứng ốp la đặc trưng hương vị Việt Nam).
Ẩm thực Việt Nam “ghi điểm” trong lòng du khách quốc tế nhờ tính đa dạng, đậm đà hương vị, cân bằng âm - dương, chua - cay - mặn - ngọt hài hòa..., ẩn chứa nhiều giá trị triết học sâu sắc và vẻ đẹp tinh thần dân tộc ta gìn giữ suốt hàng ngàn năm văn hiến. Tuy vậy, ẩm thực Việt Nam vẫn chưa có sự quảng bá rộng rãi, chưa khai thác được hết những tiềm năng văn hóa ẩm thực sẵn có. Thậm chí ngay chính người Việt Nam cũng chưa hiểu thấu đáo về nền ẩm thực của dân tộc mình. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến một phần rất nhỏ là món ăn, còn không gian, ứng xử trong khi ăn thể hiện văn hóa đa dạng của người Việt thì chưa được làm rõ.

Để ẩm thực Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia
Xây dựng ẩm thực thành thương hiệu quốc gia là thật sự cần thiết và thương hiệu quốc gia càng được nhiều người biết tới thì càng có giá trị, và tạo động lực lớn lao để phát triển kinh tế đất nước. Khi đã chọn lựa ẩm thực Việt Nam để xây dựng thương hiệu quốc gia thì cần xây dựng các công ty phát triển những nhà hàng đạt chuẩn được quốc tế công nhận để quảng bá ra thế giới. Từ đó, nâng tầm vóc ẩm thực Việt Nam, tạo ra giá trị gia tăng cho những món ăn, sản phẩm mang thương hiệu Việt.
Một chiến lược xây dựng hình ảnh thông minh, có thể tạo dựng Việt Nam gắn liền với cảm nhận “gần gũi với thiên nhiên - môi trường sinh thái”, “thực phẩm tươi mới - ẩm thực xanh, vì sức khỏe”,… từ đó nâng cao nhận thức về đặc trưng nền ẩm thực Việt, tạo dấu ấn khác biệt so với các nền ẩm thực khác trên thế giới. Để thực hiện được điều này, cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học hiện đại, hỗ trợ bà con nông dân gia tăng sản lượng, chất lượng nông sản, phát triển chuỗi cung ứng kết hợp với một chiến lược thương hiệu hiệu quả.
Bên cạnh việc chuẩn hóa các món ăn, công thức chế biến, nâng cao giá trị món ăn Việt, cần thiết phải chuẩn hóa đào tạo đầu bếp và nhân viên du lịch. Đầu bếp, nhân viên nên được tạo điều kiện để tu nghiệp ở nước ngoài, tiếp xúc, học hỏi với cách chế biến, phong cách nấu ăn, quản lý phục vụ chuyên nghiệp của bạn bè quốc tế để mang về ứng dụng cho ngành dịch vụ nước nhà.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh các sự kiện quảng bá ẩm thực trong và ngoài nước; các cuộc thi chế biến món ăn; xây dựng các tiêu chí định hướng, bình chọn thương hiệu ẩm thực; tiến hành quy hoạch những khu ẩm thực đường phố chuyên phục vụ du khách… Làm tốt những công tác trên sẽ tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách quốc tế.
Xây dựng thương hiệu quốc gia là cả một quá trình lâu dài, xuyên suốt, cần có sự chung tay, góp sức của cả dân tộc và những cách thức, chương trình quảng bá văn hóa ẩm thực, con người, nét đẹp Việt Nam, từ đó khơi gợi lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự phát triển của quốc gia. Vì vậy, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam ra đời góp phần xây dựng ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia.
Hiệp hội Văn hóa Việt Nam ra đời là rất cần thiết
Sau 3 năm vận động, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã chính thức được cấp phép thành lập và có trên 300 hội viên tham gia. Với mục tiêu là khám phá, tìm tòi, duy trì, tôn tạo, phát triển, Hiệp hội góp phần đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thành tài sản quốc gia vào năm 2030, cùng với việc xây dựng các kinh đô, thủ phủ và bảo tàng ẩm thực. Đồng thời, tạo tiền đề để phát triển ngành du lịch Việt Nam theo phương hướng trở thành “Bếp ăn của thế giới”, trong đó trọng tâm là bảo tồn, phát huy các giá trị đặc sắc của ẩm thực Việt.
Hiệp hội tập trung hướng đến xây dựng một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú thông qua nhiều sự kiện, chương trình hành động thiết thực như: mở trường đào tạo, tổ chức các cuộc thi, chương trình quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước… để tạo ra một nền ẩm thực chuyên nghiệp. Kế hoạch của hiệp hội là hàng tuần sẽ chọn ra 2 ngày để tổ chức ngày ẩm thực cho từng quán ăn, tại từng khu vực, thuộc từng nhóm khác nhau. Trong ngày đó, hiệp hội sẽ hỗ trợ quảng bá trước, khách đến sẽ được nếm thử các món ăn miễn phí được nấu bởi đầu bếp của quán cùng các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực của hiệp hội.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn mở rộng kết nạp thêm hội viên, thành lập các chi hội ở các khu vực để cùng chung tay xây dựng văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia tầm nhìn 2030. Đây sẽ là kênh quảng bá hiệu quả thúc đẩy ngành ẩm thực Việt Nam phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, vươn xa cùng thế giới.

Theo ông Trần Đoàn Thế Duy
Ủy viên Hội đồng Quản trị, Phó TGĐ Công ty Du lịch Vietravel

Xem nhiều nhất

Sorry. No data so far.