TẢN MẠN BÊN TÁCH TRÀ CHỜ TIN “CÔ VY” BỊ TIÊU DIỆT (Không đọc không thử sẽ mất cơ hội phòng chữa bệnh…)

Do vietdung 09/04/2020

Các bạn thân mến!

Kho tàng Văn hóa Ẩm thực Dân gian Việt Nam chúng ta hết sức phong phú, qua hàng nghìn năm thăng trầm chuyển biến nên phần nào mai một thất truyền. Biết bao nhà sử học nhà nghiên cứu tâm huyết tìm tòi, dày công sao lục biên soạn. Cho đến ngày nay những người kế thừa thụ hưởng cũng chỉ được nghe khái niệm khái quát một vài con số (Việt Nam có hàng vài nghìn món ăn!!). Tuy nhiên tôi nghĩ việc đó có cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm biên soạn và xác nhận.

Trong khuôn khổ nhỏ trang truyền thông của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam về chương trình VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG với chủ đề “Ăn gì để phòng chống Cô-Vy”. Tôi muốn mách nhỏ với các bạn cách chế biến một số món ăn, đồng thời sao lục sưu tầm chọn lọc dần trong 100 bài thơ dạy nấu ăn liên quan đến các gia vị có tác dụng phòng chống bệnh gửi các bạn một số món được người xưa miêu tả bằng thơ đơn sơ mộc mạc nhưng rất đáng yêu và dễ nhớ trong cuốn Thực Phổ Bách Thiên của Bà Trương Thị Bích xuất bản năm 1915, dịp này tôi sẽ ghi chép biên tập một số món thức uống, chè giải nhiệt của các nghệ nhân dân gian kể lại theo kinh nghiệm gửi đến các bạn cách thức chế biến, pha chế để  phòng chống dịch Co-Vy hàng ngày tại gia đình, tặng các bạn tranh thủ lúc nhàn rỗi cả nhà mình nên cùng nhau ngâm nga thơ, tìm hiểu nghĩa, thực hành và trải nghiệm cho thỏa thích.

Chúc các bạn tự tin, can đảm, bình an và luôn tin vào thành công của nhà nước Việt Nam chúng ta “SẼ ĐÁNH BẠI CÔ-VY”.

  1. Tư liệu từ người xưa: Dạy nấu ăn bằng thơ (trong Thực Phố Bách Thiên của Bà Trương Đăng Bích)

+ RANG MUỐI SẢ

Tuy rằng muối sả rất nhiều công,

Thịt nạc vằm ra muối trộn chung,

Ruốc sả đều rồi thêm thí* ớt

Xào cho tới kỷ sẽ đem dùng

                               (*) thí: tí, một ít, một chút

+ RANG MUỐI MÈ MUỐI ĐẬU

Muối mè muối đậu khác chi nhau

Trách* nóng rang vàng muối bỏ sau

Giã nhỏ trộn đều vào vịm* đậy,

Giữ gìn cho khéo khỏi hôi dầu

                               (*) Trách: chảo bằng đất

                                      (*) vịm: Thẩu đưng đậu mè bằng đất hoặc sành

+ DƯA DÁ*

     Dá lặt* xong rồi rửa thí phèn

     Muối trong ớt đỏ kiệu măng xen

Chua vừa ươm-ướm dòn tan bã,

Vị thiệt thinh* thao chẵng phải hèn

                                 (*) Dá: Giá đỗ xanh; lặt: nhặt      

                                         (*) thiệt: thật;  thinh: thanh

  1. Ghi chép biên tập từ chuyện kể của chuyên gia ẩm thực với Món ăn

Tôi với bạn trong thời điểm cần phải ở nhà chấp hành giản cách để phòng chống lây nhiễm từ dịch bệnh. Tôi lại nhớ những câu chuyện kể về những món ăn dân gian có tác dụng chữa bệnh. Đã đến lúc tôi và bạn cùng chia sẽ với nhau, biết đâu sẽ giúp bạn tìm ra món ăn thức uống phù hợp để tích hợp năng lượng sức khỏe và tạo ra võ bọc với đề kháng chống lại chủng vi rút Cô-Vy không mời mà đến.

          + NƯỚC UỐNG PHÒNG CHỐNG CÚM (2 lít) cho 2 người lớn uống/ngày

  • Nguyên liệu:
  • Chanh tươi già: 4 quả
  • Gừng già: 100 gram
  • Sã già phần gốc: 200 gram
  • Pha chế:
  • Chanh rửa sạch để ráo nước;
  • Gừng rửa sạch cạo vỏ ngâm nước muối loãng 5’ vớt ra để ráo nước
  • Sã cắt phần rễ lột sạch phần lá, rửa sạch cắt khúc 3cm ngâm nước muối loãng 5’
  • Sả đặt trong xoong đổ chừng 2,5 lít nước, gừng đập dập nguyên củ (không nên đập dập quá sẽ mất nước) cho sôi đến khi con khoảng 2 lít nước tắt bếp để nguội lọc xác đổ vào thẩu thủy tinh có nắp đậy để nguội dùng trong ngày (chú ý không dùng thẩu nhựa)
  • Lấy 4 quả chanh bổ đôi cắt khoanh tròn mỗi nửa 5 lát mỏng, phần còn lại vắt ra nước, tất carbor vào hòa chung với nước sã gừng đã nguội.
  • Tác dụng:

+ Sả: (www.thuocdantoc.org) là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân. ...Ngăn ngừa ung thư, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giải độc, giúp giảm thiểu huyết áp, giải cảm, trị nhức đầu.

+ Tỏi: (Bách klhoa Toàn thư)

Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa cácbệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, ho, viêm  họng, thấp khớp, đau nhức xương, tiểu đường, huyết áp, tăng sức đề kháng, chống nhiểm khuẩn, vi rút xâm nhập cơ thể…     

+ Gừng:

Theo VFA – Cục An toàn Thực phẩm, gừng có rất nhiều dược chất, xúc tác, gia vị giá trị trong sinh hoạt, sức khỏe và ẩm thực. Ngoài ra theo tác giả Hồng Phượng trong sách Phụ nữ với mẹo vặt trong đời sống hàng ngày (NXB Đà Nẵng 2007) Gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, trị cảm, đau bụng, trị tiêu chảy, nôn mửa, viêm họng.

+ Chanh: (theo www.24h.com.vn › Sức khỏe đời sống)

Chanh có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng cường hệ thống miễn dịch, thải độc, cung cấp nước cho cơ thể, làm sạch gan, giảm cân, giảm đau họng, lọc máu, …

 

Để phòng chống hiệu quả dịch bệnh và khó bị lây nhiễm trong những ngày dịch bệnh này nên uống liên tục nhiều lần trong ngày, mỗi người 2 lít/ngày, tốt nhất hòa thêm nước nóng và có thể thêm ít mật ong sẽ dễ uống hơn.

         

Tư duy tích cực, sống trong không khí lạc quan, trong lành, hạnh phúc, ăn ướng đầy đủ đúng dưỡng chất sẽ không có Vi rút nào có thể xâm nhập chúng ta được!

Xem nhiều nhất

Sorry. No data so far.