HỌP BÁO CÔNG BỐ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM THÀNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

Do Digital Team 18/06/2022

Chiều 17/6, tại khách sạn Le Meridien đã diễn ra cuộc họp báo công bố “Đề án xây dựng và phát triển Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”.

Những món ẩm thực đặc sắc được giới thiệu tại khuôn khổ cuộc họp báo

Sự kiện có sự tham dự của ông Nguyễn Trần Linh – Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Lê Trương Hiền Hòa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM; ông Nguyễn Phước Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM.

Về phía đại diện Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam có ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch hiệp hội; ông Lã Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp Hội; ông Lê Tân – Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội; bà Nguyễn Hoàng Yến - Phó Chủ tịch Hiệp hội; bà Lê Thị Thiết -  Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam -  Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nam Định.

Về phía Ban Tư vấn, có sự tham dự của Giáo sư, tiến sĩ Lưu Duẩn - Trưởng Ban Tư vấn Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam; Tiến sĩ Nguyễn Nhã thành viên ban tư vấn Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam; bà Hồ Đắc Thiếu Anh – thành viên ban tư vấn Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam; ông Nguyễn Huỳnh Đạt - Trưởng Ban Kiểm tra, Trưởng Ban Đào tạo Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam.

Ngoài ra sự kiện còn có sự kiện diện của các trưởng cụm bao gồm ông Lý Sanh Phó ban Thường trực Ban Nghệ nhân Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam - Trưởng cụm miền Nam Đề án; ông Võ Đình Quốc - Đồng trưởng cụm miền Nam Đề án; ông Lý Đình Quân - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam – Trưởng cụm Miền Trung đề án.

Về phía đại diện cho nhà tài trợ có sự tham dự của bà Đinh Hồng Vân - Giám đốc Marketing ngành hàng gia vị Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan; ông Trương Gia Bảo - Thành viên Ban Tư vấn Đề án - Chủ tịch Liên minh chuyển đổi số DTS; ông Đoàn Thế Duy – tổng Giám đốc Vietravel; ông Pritam Singh – Phó Tổng Giám đốc Vietravel Airlines và đại diện các doanh nghiệp đồng hành khác.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam phát biểu tại cuộc họp báo

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cho biết Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) được thành lập với mục đích giữ gìn và tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, lưu giữ và phát triển văn hóa ẩm thực Việt trong nhân dân; tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam về bản sắc văn hóa ẩm thực Việt, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc; đồng thời thực hiện quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, hướng đến việc xây dựng văn hóa ẩm thực thành Thương hiệu Quốc gia Việt Nam vào năm 2025.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam phát biểu tại cuộc họp báo

Để thực hiện hóa mục tiêu trên, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam đã xây dựng đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành Thương hiệu Quốc gia giai đoạn 2022-2024” với 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 diễn ra vào năm 2022 với dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương, được công nhận bởi Hội đồng chuyên môn của Hiệp Hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam

Giai đoạn 02 diễn ra vào năm 2023 với việc thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập của dữ liệu ẩm thực Việt Nam.

Giai đoạn 03 diễn ra vào năm 2024 với hoạt động cụ thể là chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành Bản đồ Ẩm Thực Việt Nam, hướng đến xây dựng Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D và Bảo tàng Ẩm thực thực tế phục vụ cho du khách tham quan nếu được sự quan tâm của các tỉnh thành và các nhà đầu tư trong tương lai.

Chủ tịch VCCA chia sẻ, để chuẩn bị triển khai Dự án, Hiệp hội đã thực hiện chương trình khảo sát các di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu của 05 địa phương tại phía Bắc và nhận được sự hỗ trợ, hưởng ứng nhiệt tình của các Nhà nghiên cứu, chuyên gia ẩm thực, nghệ nhân, cũng như các cơ quan ban ngành tại địa phương, mang lại kết quả vượt ngoài mong đợi, tạo tiền đề và động lực để Hiệp hội tiếp tục triển khai thực hiện Đề án.

“Chúng tôi tin rằng một khi văn hóa ẩm thực Việt trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ trở thành kênh quảng bá truyền thông hiệu quả nhất để thúc đẩy phát triển du lịch, mở rộng kênh tiêu thụ lương thực thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới, góp phần phát triển kinh tế đất nước”, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết.

Ông Lê Trương Hiền Hòa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM phát biểu

Ông Lê Trương Hiền Hòa đánh giá sự kiện này diễn ra rất đúng thời điểm và rất ý nghĩa. Thời điểm này, du lịch và kinh tế TP. HCM đang phát triển rất mạnh mẽ. Trong báo cáo tháng 5 vừa rồi, ngành kinh tế TP. HCM đã phục hồi gần 3,5%.

Lê Trương Hiền Hòa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM chia sẻ

Về ý nghĩa của sự kiện này, trong đề án phát triển du lịch của TP. HCM, ẩm thực là một trong những ngành trọng tâm mà du lịch thành phố hướng tới. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thương, nhiều quốc quốc gia, con người tập trung tại TP. HCM, điều đó thúc đẩy sự đa dạng về ẩm thực, tạo điều kiện cho Thành phố triển khai và phát triển đề án ẩm thực của du lịch thành phố về thời gian tới. Ông Lê Trương Hiền Hòa bày tỏ kỳ vọng Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực hỗ trợ du lịch và ẩm thực TP. HCM có nét diện mạo mới.

Bà Đinh Hồng Vân – đại diện Nhà tài trợ chính Masan chia sẻ

Đánh giá ẩm thực Việt Nam ngày nay đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành sứ giả giới thiệu văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế, bà Đinh Hồng Vân cho biết đề án Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia giai đoạn năm 2022 – 2024 là rất cần thiết nhằm bảo tồn, giữ gìn, tôn vinh nền văn hóa ẩm thực Việt.

Bà Đinh Hồng Vân – đại diện Nhà tài trợ chính Masan

Đồng hành cùng chương trình, Masan mong muốn cùng VCCA phát triển và giới thiệu các món ngon ra khắp Việt Nam và thế giới; góp phần phát triển các món ngon khắp vùng miền trở thành ngành hàng kinh doanh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nội địa và mang ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua các sản phẩm cụ thể. Từ đó giúp thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu cho ngành ẩm thực theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa, góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực.

Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra hoạt động ký kế giữa VCCA và Liên minh chuyển đổi số

Trả lời câu hỏi của phóng viên

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc đề án sẽ phối hợp thế nào để đẩy mạnh mô hình kinh tế khởi nghiệp liên quan đến ẩm thực và làm sao để liên kết với các doanh nghiệp cùng phát triển. ông Lã Quốc Khánh – Phó Chủ tịch Thường trực VCCA chia sẻ rằng Hiệp hội sẽ xây dựng mô hình khởi nghiệp dựa trên các món ăn ngon vì món ăn ngon tạo được sức hấp dẫn. Ở quy mô hợp lý sẽ định chuẩn cách chế biến, chuỗi giá trị cung ứng, kết hợp với các yếu tố khác như không gian, hình ảnh, âm nhạc… Trong BCH Hiệp hội cũng có các thành viên là lãnh đạo vườn ươm khởi nghiệp, hoặc có năng lực xây dựng mô hình… để đưa món ăn ngon tiêu biểu đã được lựa chọn để trở thành mô hình khởi nghiệp.

Các lãnh đạo VCCA trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí

Tiến sĩ Lưu Duẩn chia sẻ tiêu chí để định tính, định lượng các món ăn, liên quan đến 5 giá trị là dinh dưỡng, an toàn, ngon, yếu tố kinh tế phù hợp với giá cả tiêu dùng, yếu tố văn hóa – phù hợp với thói quen. Dinh dưỡng không phải là vấn đề chuyên biệt của văn hóa ẩm thực mà quan trọng là quảng bá kiến thức, sự phối hợp giữa các giá trị với nhau để nâng cao giá trị khi sử dụng.

Nói về cách thức nghệ nhân đồng hành cùng đề án, ông Lã Quốc Khánh cho biết hiện nay Hiệp hội đã có đề án xem xét, đánh giá, công nhận các nghệ nhân đạt danh hiệu Nghệ nhân ẩm thực Việt Nam. Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực sẽ chọn mỗi miền Bắc, Trung, Nam 100 món tiêu biểu với tỷ lệ về món chay, mặn, ẩm, thực. Mỗi cụm có Ban nghệ nhân riêng. Cách định lượng, định tính sẽ do hội đồng chuyên môn của VCCA đưa ra. Nhưng khám phá, phát hiện, lựa chọn thông tin là do Ban Nghệ nhân mỗi vùng miền giới thiệu. Hội đồng xét chọn vào Giai đoạn 2 sẽ chọn từ 100 món đặc sắc từ 300 món và có cuộc liên hoan của 100 món ăn ngon và cuối năm 2022. VCCA cố gắng tương quan giữa các món ẩm, thực, chay, mặn, ưu tiên món truyền thống. Cho đến khi mở rộng từ 300 ra 1.000 món sẽ có các món ăn phái sinh có các giá trị mới. Cách làm như vậy đảm bảo nghệ nhân các vùng miền đều được tham gia cùng Đề án.

Lã Quốc Khánh – Phó Chủ tịch Thường trực VCCA chia sẻ

Về chủ đề làm sao lan tỏa để thế hệ trẻ gìn giữ ẩm thực, Bà Lê Thị Thiết - Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam -  Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nam Định nêu quan điểm rằng những nghệ nhân, đầu bếp có chuyên môn sâu hướng dẫn, đào tạo và đưa ẩm thực Việt Nam vào các trường đào tạo. Ban Nghệ nhân và các đầu bếp của Hiệp hội sẽ tổ chức các hoạt động để lan tỏa, gìn giữ, lưu truyền các giá trị ẩm thực cho từng vùng, địa phương đến thế hệ trẻ. Và hoạt động này sẽ diễn ra vào năm 2023.

Trước câu hỏi của phóng viên về đơn vị phát triển văn hóa ẩm thực Tây Nguyên, ông Lã Quốc Khánh cho biết VCCA có thành viên là Hiệp hội văn hóa của các địa phương. Và Đề án được chia ra 3 miền cùng tham gia để phát huy thế mạnh của từng địa phương. Những địa phương đã có Hiệp hội thì sẽ chủ động phối hợp với VCCA. Những trường hợp chưa có Hiệp hội, VCCA sẽ tiếp thu, trao đổi, xem xét cách thức phối hợp với khu vực. VCCA cũng sẵn sàng tổ chức xác nhận, xét chọn, công nhận nghệ nhân của từng địa phương để thông qua đó mở rộng mạng lưới của Hiệp hội và phát huy giá trị văn hóa mang tính đặc sắc của từng vùng miền, địa phương

Xem nhiều nhất

Sorry. No data so far.